Móng cọc bê tông cốt thép
16-06-2019
Móng cọc bê tông cốt thép đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu của mọi công trình xây dựng. Sau đây Anacons sẽ chia sẻ đến các bạn những đặc điểm cần phải biết về móng cọc bê tông cốt thép để công trình được xây dựng đảm bảo an toàn nhất có thể.
Dùng móng cọc bê tông cốt thép liệu có cần thiết?
Trong sự gia tăng dân số nhanh chóng như hiện nay, việc xây dựng các khu nhà cao tầng, khu chung cư nhà dân phục vụ người dân là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo công trình xây xong không bị xuống cấp sụt lún, không gây ảnh hưởng thì cần phải xây dựng móng vững chắc.
Muốn có móng chắc cần có bộ móng cọc bê tông cốt thép chắc chắn. Để lý giải kỹ hơn vấn đề này, hãy cùng Anacons đi tìm câu trả lời trong các nội dung dưới đây!
Vì sao cần ép móng cọc bê tông cốt thép?
Hẳn rằng mọi người đều đã biết, hiện nay rất nhiều công trình xây dựng do quá trình thi công móng cọc BTCT không đảm bảo, không đúng quy trình nên thường xảy ra tình trạng sụt lún, thậm chí nứt gãy hay đổ sập ngay khi sử dụng trong thời gian ngắn.
Móng cọc bê tông cốt thép
Do đó, có thể khẳng định ngay rằng, móng cọc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của móng cọc bê tông cốt thép là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất dưới chân và xung quanh nó. Chính vì góp phần quan trọng đối với chất lượng công trình nên móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Các bộ phận chính của móng cọc bê tông cốt thép
Móng cọc BTCT gồm hai bộ phận chính là cọc và đài cọc. Cụ thể:
Đài cọc bê tông cốt thép là kết cấu dùng để liên kết các cọc lại với nhau và phân bố tải trọng của công trình lên các cọc. Nội lực ở cọc do tải trọng kết cấu phần trên truyền xuống qua hệ đài bản chất sinh ra do chuyển vị tại điểm liên kết cọc với hệ đài. Có thể phân ra làm đài tuyệt đối cứng và đài mềm trong tính toán thiết kế hệ cọc.
Cọc trong móng cọc bê tông cốt thép là phần được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất xuyên đá nhằm truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định (TCXD 205:1998). Trong thi công móng cọc bê tông cốt thép, cọc là loại cọc đúc sẵn đưa xuống lòng đất để chịu lực đứng hay lực ngang.
Coi đài móng cứng tuyệt đối khi chiều cao đài phải rất lớn (phá hoại cắt trước phá hoại uốn). Dưới tác dụng của tải trọng thì chuyển vị tại các điểm trên mặt cắt ngàm cọc là tuyến tính (hay là mặt cắt ngàm cọc trước phẳng sau vẫn phẳng) do đó thông thường cọc ở vị trí biên sẽ có nội lực lớn nhất.
Với bài viết trên, hi vọng rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích về móng cọc bê tông cốt thép. Nếu quý khách hàng hoặc chủ đầu tư còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào về cọc bê tông và các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực xây dựng, vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN ANACONS
Địa chỉ: Số 108 Dương Đình Hội, Phường Long B, Q9, Tp.HCM
Hotline: 0936.852.738 - 0987.959.318
Email: hotroepcoc@gmail.com
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Anacons hân hạnh phục vụ quý khách!
Các bài viết khác
- Đóng cọc bê tông tại Cà Mau (23.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Trà Vinh (23.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Bạc Liêu (22.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Long Xuyên (18.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Hậu Giang là gì (18.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Đồng Tháp (15.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Vĩnh Long (09.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Kiên Giang (09.08.2019)
- Đóng cọc bê tông tại Đồng Nai cần lưu ý (09.08.2019)
- Cần đóng cọc bê tông tại Tiền Giang (09.08.2019)
0986839953
Giám Đốc
0986839953
hotroepcoc@gmail.com
Kinh doanh
0986839953
hotroepcoc@gmail.com
Miss Phương
0986.839.953
hotroepcoc@gmail.com
tphat
0936852738
hotroepcoc@gmail.com